Tư vấn xây dựng – Trần nhà có vai trò quan trọng trong tổng thể công trình. Vì vậy, chống thấm trần nhà là hạng mục được nhiều chủ đầu tư, chủ nhà quan tâm. Hiện có nhiều cách để chống thấm trần nhà hiệu quả, dễ thực hiện và tối ưu chi phí. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những lý do khiến trần nhà bị thấm nước và hướng dẫn cách chống thấm hiệu quả.
Nguyên nhân trần nhà bị thấm nước?
Sơn chống thấm trần nhà là một trong những giải pháp được nhiều gia chủ ưu tiên lựa chọn để khắc phục hiện tượng trần nhà bị thấm. Đâu nguyên nhân gây nên hiện tượng trần nhà bị thấm dột?
Thấm nước từ sàn nhà vệ sinh, sàn mái xuống tầng dưới
Sàn mái và sàn nhà vệ sinh là hai vị trí thường xuyên chịu tác động trực tiếp của các nguồn gây thấm như nước mưa, nước sinh hoạt, đường ống nước… cùng một lúc. Đây là những khu vực có độ ẩm cao trong nhà. Nếu xử lý chống thấm không tốt, nước sẽ thấm từ trên xuống, lan rộng trong kết cấu dẫn đến ẩm mốc, bong tróc sơn, nứt công trình.
Sử dụng sơn ngoại thất nên chất lượng chống thấm không đảm bảo
Sơn ngoại thất không có tính năng chống thấm sẽ không bảo vệ cấu trúc chống lại các nguồn thấm, dẫn đến hiện tượng thấm nước, đặc biệt ở góc trần là nơi dễ xảy ra hiện tượng thấm dột nhất.
Sử dụng sơn chống thấm không phù hợp với công trình
Để có thể chống thấm tối ưu, gia chủ nên lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, đội ngũ chăm sóc khách hàng của các thương hiệu sơn nổi tiếng, nhằm lựa chọn loại sơn chống thấm phù hợp. Hiện tượng thấm dột có thể bắt nguồn từ nhà hàng xóm và lan sang trần nhà của chính bạn do ở các thành phố hay khu đô thị, tường nhà san sát nhau dẫn đến hiện tượng nguồn thấm có thể lan từ nhà này sang nhà khác. Lúc này, bạn cần có giải pháp chống thấm nhà liền kề hiệu quả.
Riêng đối với trần bê tông còn có nguyên nhân khác đó là từ chất liệu, do ảnh hưởng của khí hậu hoặc quá trình sử dụng lâu ngày bê tông dễ bị rạn nứt. Đây chính là đường truyền nguồn nước xâm nhập vào kết cấu dẫn đến hiện tượng bong tróc sơn, nấm mốc ở vị trí trần.
Chất lượng thi công
Thợ thi công cẩu thả dẫn đến chất lượng không đạt yêu cầu, kết cấu không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nên nước dễ thấm qua. Đây không phải là điều hiếm gặp, vì vậy cần phải kỹ lưỡng trong vấn đề chọn đội thợ sơn tường.
Hậu quả khi không xử lý chống thấm trần nhà?
Việc trần bê tông bị thấm, ẩm lâu ngày mà không được xử lý chống thấm và khắc phục sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Mất thẩm mỹ: Không ai muốn bước vào nhà và nhìn thấy cảnh loang lổ trên trần nhà, đặc biệt là khi nhà có khách đến chơi.
Mất an toàn: Trần nhà bị thấm lâu ngày sẽ khiến kết cấu không còn chắc chắn. Điều này dễ khiến cho tường bị dột, rơi từ trần xuống, chập điện nếu nước vào nhiều.
Ảnh hưởng đến sức khỏe: Nấm, mốc sẽ phát triển rất nhanh khi tường luôn trong tình trạng ẩm ướt. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến đường hô hấp, là điều kiện cho vi khuẩn phát triển, ảnh hưởng đến sức khoẻ của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Cách thực hiện chống thấm trần nhà hiệu quả
Dùng sơn lót, bột trét tường chống thấm
Sơn lót, bột trét trét tường có khả năng chống thấm là sản phẩm không thể thiếu giúp bạn có một trần nhà hoàn hảo. KENNY chia sẻ đến bạn dòng sản phẩm Sơn lót ngoại thất KENNY NANOSILK 5IN1 siêu hạng với khả năng chống thấm vượt trội, giúp tăng độ bám dính cho sơn phủ, kháng kiềm và chống phồng rộp tối đa.
Dùng sơn phủ chống thấm
Khi trần nhà đã được bảo vệ bởi vòng sơn lót có khả năng chống thấm hoàn hảo, chúng ta cũng không thể bỏ qua sơn phủ chống thấm. Bạn có thể tham khảo sơn chống thấm KENNY LATEX K11B được trộn với bê tông, xi măng để trở thành chất chống thấm hiệu quả dùng cho trần nhà, bờ tường, đường hầm, bể nước…
Ngoài ra sơn chống thấm KINZO Z11A+ đa năng cũng là dòng sơn chống thấm pha xi măng đặc biệt ứng dụng cho các vị trí mái nhà, trần nhà, hầm nhà, hồ bơi… Sơn dễ thi công, bám dính tốt, che lấp được các khe nứt nhỏ và khả năng chống thấm tối đa.
Dùng nhựa đường chống thấm trần nhà
Nhựa đường tồn tại ở dạng lỏng hoặc bán rắn, màu đen và thành phần chính là bitum. Màng chống thấm gốc bitum có độ bám dính tốt, thích hợp chống thấm cho các bề mặt rộng, chịu nhiệt độ và ma sát cao như sân thượng, tầng hầm, mái bằng…
Nhựa đường có tính đàn hồi tốt, chịu được áp lực của nước, niêm phong tốt các khe nứt nhỏ và đặc biệt là khả năng chống thấm tuyệt vời. Nhựa đường an toàn, không độc hại và mang đến cho công trình tuổi thọ cao.
Những điều cần lưu ý khi chống thấm trần nhà
– Tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng nứt tường để lựa chọn phương án chống thấm hiệu quả.
– Xem xét tình trạng thấm nước ở mức độ nặng, nhẹ để xem có tự khắc phục được không hay cần phải thuê đội thợ chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn.
– Đừng quên khâu vệ sinh sạch sẽ khu vực chống thấm trước khi muốn tiến hành bất cứ biện pháp chống thấm nào.